Lịch sử Hội_đồng_Dân_ủy_Liên_Xô

Hội đồng Dân ủy Liên Xô là cơ quan hành pháp của Ủy ban Chấp hành Trung ương Liên Xô (tiếng Nga: Центральный Исполнительный Комитет СССР) đã được ghi trong "Hiệp ước thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết" (tiếng Nga: Договор об образовании СССР). Nguyên mẫu của Hội đồng Dân ủy Liên Xô là Hội đồng Dân ủy Nga Xô.

Hội đồng Dân ủy Liên Xô được thông qua tại phiên họp thứ 2 Ủy ban Chấp hành Trung ương Liên Xô. Ngày 06/07/1923, dự kiến thành viên của Hội đồng Dân ủy Liên Xô như sau:

  • Chủ tịch: V.I.Lenin
  • Phó Chủ tịch: Lev Kamenev, Alexei Rykov, Alexander Tsiurupa, Vlas Chubar, Grigol Orjonikidze, Mamia Orakhelashvili.
  • Ủy viên Dân ủy-toàn Liên bang: Ngoại giao-Georgy Chicherin; Quân đội và Hải quân-Leon Trotsky; Ngoại thương-Leonid Krasin; Giao thông-Felix Dzerzhinsky; Bưu chính và điện tín-Ivan Smirnov;
  • Ủy viên Dân ủy-liên hiệp: Hội đồng Kinh tế tối cao-Alexei Rykov; Thực phẩm-Nikolai Bryuhanov; Lao động-Vasily Schmidt; Tài chính-Grigori Sokolnikov; Thanh tra Công nông-Valerian Kuybyshev;

Ngày 17/07/1923, Hội đồng Dân ủy Liên Xô chính thức được Ủy ban Chấp hành Trung ương Liên Xô phê chuẩn thông qua theo danh sách dự kiến.

Hiến pháp 1924, quy định Hội đồng Dân ủy Liên Xô là cơ quan hành pháp tối cao của Ủy ban Chấp hành Trung ương Liên Xô. Và với Hiến pháp 1936, Hội đồng Dân ủy còn được gọi Chính phủ Liên Xô, là cơ quan hành pháp tối cao và quản lý hành chính nhà nước của Liên Xô.

Trong Thế chiến 2, Hội đồng Dân ủy phải hoạt động theo Ủy ban Quốc phòng Nhà nước- cơ quan quản lý khẩn cấp do Stalin lãnh đạo, được thành lập trong chiến tranh và có quyền lực tối cao tại Liên Xô.

Ngày 15/3/1946, Hội đồng Dân ủy Liên Xô chính thức được đổi thành Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Theo đó các Dân ủy Nhân dân được đổi thành Bộ Liên Xô và các Ủy viên Dân ủy thành Bộ trưởng. Ngày 27/2/1947, đã được sửa đổi dựa theo Hiến pháp.